Core Web Vitals dự đoán là công cụ phân tích “khuấy đảo” năm 2021

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Google thông báo vừa đưa ra một công cụ phân tích mới gọi là Core Web Vitals. Đây là một công cụ bổ sung cho công cụ đánh giá Page Speed Insight. Theo một nguồn tin mới nhất Core Web Vitals sẽ trở thành công cụ xếp hạng cho kết quả tìm kiếm vào 5/2021

Một vài tiêu chí Google đã công bố

Largest Contentful Paint (LCP)

Chỉ số này đo hiệu suất tải trang. Để cung cấp một trải nghiệm tốt, trang phải có LCP diễn ra trong vòng 2.5 giây.

Một vài tiêu chí Google đã công bố
Một vài tiêu chí Google đã công bố

Ở thời điểm hiện tại, Google dùng LCP để đo lường tốc độ (theo cảm nhận) của một trang. Trước LCP, chúng ta có các chỉ số như First Paint (báo cáo thời gian trình duyệt lần đầu tiên có sự thay đổi sau khi điều hướng), First Contentful Paint (thời gian phản hồi nội dung đầu tiên của website/load hoàn chỉnh thành phần đầu tiên của website), First Meaningful Paint (thời gian hiển thị lần đầu tiên nội dung chính của trang), Time to Interactive và First CPU Idle*. Mỗi chỉ số trên đây đều có những hạn chế riêng nhất định. LCP chắc chắn vẫn chưa phải là hoàn hảo nhất nhưng hiện tại nó là đơn vị đo lường thích hợp nhất phản ánh thời điểm mà người dùng cảm thấy là trang đã được tải xong.

First Input Delay (FID)

Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên. Để cung cấp một trải nghiệm tốt cho người dùng, các trang web phải có FID dưới 100 ms.
FID là thời gian cần thiết để một trang phản hồi lại hành động đầu tiên của người dùng. Không giống như 2 chỉ số thiết yếu còn lại, FID chỉ có thể đo lường tại hiện trường (in-field) vì cần có một người dùng thực sự để lựa chọn thời điểm thực hiện hành động đầu tiên đó. Trong phòng thí nghiệm, FID được thay thế bằng Total Blocking Time (TBT) – là khoảng thời gian từ lúc nội dung đầu tiên xuất hiện cho đến khi trang có khả năng phản hồi – đây cũng là chỉ số tương quan với FID nhưng sẽ có giá trị lớn hơn.

Cumulative Layout Shift (CLS)

Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy – chúng đo độ ổn định thị giác. Để cung cấp một trải nghiệm tốt, các trang web nên có chỉ số CLS dưới 0.1

Layout shift hay thuật ngữ chuyên môn còn gọi là “layout jank” hay “content jank” . Là tình trạng mà nội dung trên trang tiếp tục bị “xê dịch” dù cho trang trông có vẻ như đã được tải hoàn tất rồi. Có đôi lúc tình trạng này thật phiền phức, và nó có thể làm cho bạn nhấp nhầm vào một nơi nào đó, và làm cho trang thực hiện những thay đổi không mong muốn.

Những lý do phổ biến nhất gây ra điểm CLS kém

  • Các hình ảnh không được chỉ định thuộc tính về kích cỡ (width, height)
  • Các quảng cáo (ad), nội dung nhúng (embed) và iframe không được chỉ định thuộc tính về kích cỡ
  • Các nội dung động được chèn vào (dynamically injected content)
  • Các Web Fonts gây ra vấn đề FOIT (Flash Of Invisible Text, là tình trạng hiển thị font chữ với các nội dung “trắng” (vô hình) thay thế cho font chữ mới) hoặc FOUT (Flash Of Unstyled Text, một font chữ dự phòng sẽ được hoán đổi với một font chữ mới).
  • Các hành động chờ phản hồi từ mạng (network response) trước khi cập nhật DOM

Các yếu tố tác động đến Core Web Vitals

Có một vài yếu tố ảnh hưởng mà bạn có thể cải thiện dễ dàng:
– Sức mạnh của máy chủ: Điều này sẽ giải quyết được tốc độ phản hồi của máy chủ nhanh. Giúp cho browser nhanh chóng nhận được màn hình có nội dung đầu tiên sớm hơn.
– Giảm dung lượng các file có kích thước lớn: đặc biệt là các file ảnh. Hiện bạn có thể dùng định dạng mở rộng .webp hoặc nén ảnh trước khi tải lên. Vì Web Core Vitals cũng có tính đến thời gian tải file lớn nhất về.
– Đánh giá sự thay đổi của màn hình đầu tiên và giảm thiểu thấp nhất. Ví dụ lazy load có thể đưa xuống view tiếp theo thay vì view đầu tiên, slider cũng đem xuống dưới. Tóm lại cái gì có chuyển động và làm cho các màn hình kế tiếp nhau có sự thay đổi thì đem nó ra khỏi màn hình đầu tiên.

Core web vitals quan trọng như thế nào đối với SEO

Google cho biết rằng họ sẽ sử dụng các tín hiệu về trải nghiệm trên trang hư một yếu tố quyết định. Trong trường hợp một số trang đều có những nội dung phù hợp và đều tốt như nhau. Vậy nên, hãy ưu tiên tối ưu cho những yếu tố như chất lượng nội dung, ý định tìm kiếm và độ uy tín của trang trước.

Từng chỉ số Core Web Vital riêng lẻ cũng có trọng số trong tương quan với 2 chỉ số thiết yếu còn lại. Cả 3 chỉ số này đều được áp dụng trong phiên bản mới nhất của công cụ Lighthouse. Và trong công cụ này chúng ta có thể thấy điểm số tối ưu hóa được phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn. Dựa trên trọng số của từng thành phần: LCP là 25%, TBT (tương đương với FID) là 25%, và CLS là 5%. Các nhà phát triển nói rằng các trọng số này có thể sẽ được điều chỉnh lại trong những phiên bản sau.

Dự đoán hướng đi tương lai của Core web vitals

Các tín hiệu xếp hạng (RANKING SIGNAL)

Vào  năm 2021, Core Web Vitals sẽ trở thành các tín hiệu xếp hạng chính thức. Google đã đảm bảo với các nhà quản trị website một điều. Rằng họ sẽ nhận được thông báo 6 tháng trước khi những thay đổi này được thực hiện.

Khu vực “TOP STORIES” trên SERP

Core Web Vitals sẽ thay thế AMP. để trở thành tiêu chuẩn mới để được lọt vào khu vực “Top Stories”. Trước đây, Google đã bị chỉ trích rộng rãi vì không mở rộng các lợi ích của AMP. Như hiển thị trước (pre-rendering). Hay xuất hiện tại “Top Stories” cho các trang phi AMP (non-AMP) có tốc độ tương đương. Về điều này thì Google đã phản hồi rằng họ không thể làm như thế. Vì vẫn chưa có một cách nào đủ tin cậy để đo lường tốc độ cảm nhận của những trang không có AMP. Có vẻ như cuối cùng thì Core Web Vitals sẽ thu hẹp được khoảng cách này.

Các chỉ số mới (NEW METRICS)

Trong tương lai, các chỉ số thiết yếu Core Web Vitals có thể được mở rộng. Bao gồm cả những chỉ số về trải nghiệm người dùng khác. Bao gồm độ trễ đầu vào “input delay” cho tất cả các tương tác (không chỉ tương tác ban đầu). Độ mượt mà (smoothness) của các chuyển động (animation). Hoặc thao tác chuyển tiếp (transition) và các chỉ số cho phép tính năng hiển thị trước các trang (giống như AMP) trên SERP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *